Đặt tên tác phẩm Bình_Ngô_đại_cáo

Hiểu về từ Bình Ngô

Chu Nguyên Chương, người sáng lập ra nhà Minh là người Hào Châu, xưa thuộc đất Ngô, đó là đất tổ của nhà Minh. Năm 1356, Chu Nguyên Chương xưng Ngô Quốc Công, 8 năm sau ông cải xưng Ngô Vương. Bởi vậy Ngô ở đây vừa là tước hiệu của Chu Nguyên Chương, vừa là nguồn gốc, quê cha đất tổ của Chu Nguyên Chương (ý kiến: Ngô là nước Ngô chứ sao lại là tước hiệu?, Tước hiệu của Chu nguyên Chương thì lần lượt là "Quốc Công" rồi là "Vương"). Bình Ngô là bình tận gốc gác, giống nòi của giống họ Chu- Thái Tổ nhà Minh.[1]

Hiểu về từ Đại cáo

Theo sách giáo khoa Văn học 10[2]: Bình Ngô đại cáo dịch cho sát nghĩa là: tuyên cáo rộng rãi về việc dẹp yên giặc Ngô; rồi bổ sung thêm: bài này viết theo thể cáo.

Theo sách giáo khoa Văn học 9[3]: Bình Ngô đại cáo là bài cáo có quy mô lớn, nói việc dẹp yên giặc Ngô.[1]

Theo Nguyễn Đăng Na trong bài viết Bình Ngô đại cáo, một số vấn đề về chữ nghĩa:

  • Hán ngữ đại từ điển giải thích: đại cáo [大誥] là tên một thiên trong sách Thượng Thư. Lời tựa thiên Đại cáo có đoạn: Vũ vương mất, Tam Giám cùng Hoài di làm phản. Chu Công giúp Thành Vương trừ bỏ nhà Ân, viết Đại cáo. Khổng truyện rằng, Trình bày đại đạo [大道] để cáo [誥] với thiên hạ(trần đại đạo dĩ cáo thiên hạ), nên lấy làm tên thiên, sau dùng để phiếm xưng những bài văn có tính chất điển cáo [典誥]. Như vậy, ban đầu, đại cáo [大誥] do hai chữ mang ý nghĩa quan trọng nhất trong mệnh đề trần đại đạo dĩ cáo thiên hạ ghép lại, dùng để gọi tên một thiên trong Kinh Thư, rồi thành từ cố định chỉ loại đặc biệt của thể cáo. Đấy là nghĩa thứ nhất gắn với thời Tây Chu của Trung Hoa cổ đại.

Theo ý này, Nguyễn Trãi nhân dịp chiến thắng quân Minh bày tỏ cho thiên hạ thấy cái đại đạo - đạo lý lớn nhất của Việt Nam là đem đại nghĩa thắng hung tàn, lấy chí nhân thay cường bạo. Đây là sợi chỉ đỏ xuyên suốt bài Bình ngô đại cáo; vừa là mục đích mà thiên Đại cáo ở sách Thượng thư hằng dương cao. Khi đi đánh Vũ Canh, Chu Thành Vương truyền Đại cáo, bình xong quân Minh, Lê Thái Tổ cũng tuyên đại cáo, tác giả muốn so sánh Lê Thái Tổ với Chu Thành Vương và muốn bài bình Ngô của thời đại vua Lê Thái Tổ mang ý nghĩa ngang tầm với thiên Đại cáo đánh Vũ Canh thời Tây Chu của Trung hoa cổ đại.

  • Đại cáo còn có nghĩa thứ hai gắn với đương đại thời Minh. Nghĩa này cũng không kém phần quan trọng: Văn kiện pháp luật ban bố năm Hồng Vũ thứ 18 thời Minh gọi là Đại cáo. Hồng Vũ [洪武] là niên hiệu Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương [朱元璋] – người khai sáng ra nhà Minh, làm hoàng đế Trung Hoa những năm 13681398.

Nguyễn Trãi muốn thiên hạ thấy rằng, bài cáo là một văn kiện mang tính pháp luật, có ý nghĩa trọng đại, ngang với văn kiện pháp luật mà Minh Thái Tổ ban bố. Văn kiện của Chu Nguyên Chương tượng trưng cho uy quyền và công cụ bảo vệ nhà Minh, ở Việt Nam, Nguyễn Trãi thay lời vua Lê Thái Tổ dùng Đại cáo để tuyên bố bình Ngô thắng lợi và khẳng định sự độc lập của Đại Việt.[1]